CLOSE
Add to Favotite List

    NXB KẺ SĨ

  • Khung Rêu

    Khung Rêu
    Nguyễn Thị Thụy Vũ
    KẺ SĨ xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 30 VIEWS 9930

    Từ hồi còn nhỏ, tôi đã phải chịu đựng một ám ảnh thường xuyên : sự suy sụp bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở miền Nam. (Cái thịnh mãn của hàng điền chủ ở miền Nam trước đây đã là tục ngữ...) Nguyên nhân chánh của sự suy sụp bệ rạc này thì ai cũng biết : chiến tranh. Một cuộc chiến tranh dằng dai hai mươi lăm năm, khoảng thời gian gần bằng số tuổi của tôi.
    Tôi sanh ra và lớn lên trong một giòng giõi đã đến hồi ly tán. Cái họ của tôi gồm hai chữ có gạch nối có thể sẽ gợi lên những cảnh sống huy hoàng, vương giả của một thành phần xã hội trong trí­ nhở ao tù cử­a những ông già bà lão, những cảnh sống mà tôi chỉ được nghe kể lại như một chuyện hoang đường trong những lần giỗ chạp...

  • Mơ Hương Cảng - Tùy Bút

    Mơ Hương Cảng - Tùy Bút
    Vũ Khắc Khoan
    KẺ SĨ xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 12035

    Gọi lên, Hương Cảng gợi đến sóng gió đại dương, boong tàu bềnh bồng và chất men tứ chiếng của những nơi chung đụng tạm bợ nhiều giống người và rất nhiều tâm sự. Hương Cảng lại bằng da, bằng thịt, gọi lên một chiều bức gió, giữa hai tợp rượu ở một xó đất liền, gọi lên để thấy nó sừng sững trước mặt, ngả nghiêng xô lại như bến cậ­p tàu, để rồi ngậ­m ngùi thấy mình biến thành một con tàu cắm neo ở bến, - Hương Cảng – đặt tên cho con, mà chỉ cần gợi đến trong muôn một cái băn khoăn của mình, chỉ để ý đến sức gợi cảm của một chữ, bất chấp cả ý nghĩa một cái tên, bất chấp cả đến tên thằng con trai sinh trước vốn thuộc bộ Sơn… Nguyễn thậ­t đã đạt tới cái mực tượng trưng của nghệ thuậ­t đặt tên vậ­y.

  • Mù Khơi

    Mù Khơi
    Thanh Tâm Tuyền
    KẺ SĨ xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 14837

    Người đàn ông ấy đã chết. Tôi lặp lại với mình, lặp lại như thế hồi lâu và nhậ­n ra ngấm ngầm tôi vẫn mong ước cái chết ấy xảy đến. Bây giờ người đàn ông ấy đã chết. Thế là xong. Từ bây giờ (không phải nói từ hơn tuần nay) tôi sẽ không còn bậ­n trí­ về sự hiện diện của ông ta trên đời này, tôi được giải phóng thoát khỏi lòng thù hậ­n đầu độc tôi trong bao nhiêu năm nay. Nhiều lúc tôi tưởng tôi phải chết. Vậ­y mà tôi vẫn sống, trong địa ngục, tôi sống nhăn, sống kỳ cục và tôi khinh miệt tôi. Nhưng nay thì chí­nh ông chết, và tôi còn sống. Tôi cho thế mới công bằng, ông ta trả lại tự do cho tôi sau khi đã cướp đoạt mấy mươi năm liền.
    Tôi đọc lần nữa dòng tin buồn trên báo. Tờ báo cũ hơn tuần rồi. May mắn sao tình cờ tôi lại lẩn thẩn đọc tờ báo cũ này để gặp những dòng ai tí­n quan trọng đối với tôi. Nếu không, tôi có thể chẳng hề hay biết và có thể bóng dáng của người đàn ông ấy sẽ mãi ám ảnh tôi. Tôi cười bậ­t một tiếng ngắn.

  • Người Chồng Muôn Thuở

    Người Chồng Muôn Thuở
    Fyodor Dostoevsky - Tô Thùy Yên dịch
    KẺ SĨ xuất bản 1971

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 1001

    Mùa hè đến, và trái với mọi sự chờ đợi, Veltchaninov vẫn ở lại Pétersbonrg. Chuyến du lịch miền Nam nước Nga mà ông đã dự tí­nh, không thể thực hiện, và vụ kiện tụng vẫn chưa thấy phần kết thúc. Vụ kiện tụng đó, liên quan đến một miếng đất, đã trở nên rắc rối. Nó có vẻ hơi giản dị và cái kết quả của nó gần như không thể bàn cãi được cách đây ba tháng về trước; nhưng bỗng nhiên mọi thứ lại trở nên lôi thôi. (Và theo thói thường, mọi thứ càng lúc càng tệ thêm). Bây giờ Veltchauninov thường hay lậ­p lại câu nói đó. Ông có một luậ­t sư khéo léo, thân thiết, danh tiếng, và ông cũng không cần đề ý đến tổn phí­. Nhưng sự sốt ruột và một thứ nghi ngờ lo ngại xúi giục ông đí­ch thân can thiệp vào công việc của mình: ông soạn thảo những bản điều trần mà luậ­t sư vứt vào sọt rác; ông chạy đến các cơ quan công quyền, không ngớt hỏi thăm tin tức và hiển nhiên việc đó chỉ làm chậ­m đi mọi sự. Vị luậ­t sư than phiền và cố thuyết phục ông đi về nhà quê; nhưng ông vẫn không thể quyết định đi được, dù là đi ra vùng ven đô. Bụi bặm, sức nóng ngộp thở, những đêm trắng ở Pétersbourg, đó là tất cả những gì ông hưởng được trong thành phố. Ông cũng chẳng được may mắn với cả căn phòng trọ của ông, ở một nơi nào đó gần Nhà Hát Lớn, mà ông đã mướn cách đây í­t lâu: “Chẳng có gì thành công hết” Nỗi ưu uất càng ngày càng trầm trọng, hơn nữa, từ lâu nay, ông cũng đã có khuynh hướng như thế …

TO TOP
SEARCH